Dịch vụ ép cọc bê tông bằng Robot - Hồng Phát Đà Nẵng
Hiện nay công nghệ ép cọc bê tông bằng Robot là công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các công nghệ thi công ép cọc. Robot ép cọc giải quyết được các vấn độ về tiến độ thi công do việc chuyển tải được tự động hóa cao. Hơn nữa Robot ép cọc cũng giải quyết được vấn đề về thi công cọc với chất lượng cao nhất vì cọc dễ dàng định hướng khi ép cọc. Vì vậy việc sử dụng ép cọc bằng Robot trong các công trình vừa đòi hỏi tiến độ cũng như chất lượng như cái tòa nhà cao tầng, khách sạn, chung cư, nhà ở xã hội, xưởng công nghiệp lớn là rất cấp thiết.
Công ty Hồng Phát chúng tôi tự hào là đơn vị đứng đầu về việc đầu tư Robot ép cọc vào đội ngũ thi công. Chúng tôi hiện nay đang sở hữu hơn 07 Robot ép cọc đa chủng loại lực ép từ 200T đến 680T. Robot ép cọc của chúng tôi là Robot được đầu tư mới hoàn toàn từ tập đoàn sản xuất Robot Sunward Trung Quốc. Truy cập vào đường dẫn sau để xem danh sách các Robot mà công ty Hồng Phát đang sở hữu Danh sách Robot ép cọc Hồng Phát.
Để các bạn nắm rõ hơn về Robot ép cọc và cách hoạt động chúng tôi xin tóm tắt lại như sau:
Các bộ phận cơ bản của Robot ép cọc
1.Cơ cấu ép cọc biên 2.Cabin dk ép cọc 3.Bệ ép 4.Bộ cặp 5.Cần Cẩu 6.Cơ cấu nâng hạ
7. Cơ cấu quay và di chuyển ngang 8. Cơ cấu di chuyển dọc 9. Cần đối trọng
Các bước thi công cơ bản của ép cọc bê tông bằng Robot
Bước 1: Thi công cẩu lắp dựng cọc vào hộp kẹp và cân bằng Robot.
Cẩu lắp đựng đoạn cọc đầu tiên vào hộp kẹp ép cọc sau đó tiến hành ôm cọc vào hộp.
Robot ép cọc được điều chỉnh nằm ngang đảm bảo cọc thẳng đứng trong quá trình ép cọc.
Độ thẳng đứng của cọc được kiểm soát bằng bọt thủy bố trí trong buồng cabin điều khiển. Bọt thủy ở tâm là máy ép cọc nằm ngang.
- Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép:
- Cọc được cẩu lên với vị trí móc cáp như hình vẽ để dựng cọc vào vị trí ép, không được phép kéo lê cọc trên mặt đất.
- Trong quá trình lắp dựng, để đảm bảo an toàn, mọi công nhân đều phải tránh xa bán kính rơi của cọc.
- Cọc đưa vào đúng vị trí ép kiểm tra độ thẳng đứng cọc bằng đồng hồ căn bằng nước trên cabin ép cọc.
Bước 2: Kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.
Kiểm tra độ thẳng đứng cọc theo hai phương bằng công tác thước nivo.
Bước 3: Thi công ép cọc đến cao độ và lực ép yêu cầu
- Tiến hành ép bằng máy ép.
- Kiểm tra trong quá trình ép khi tải đạt yêu cầu của thiết kế thi tiến hành dừng ép.
- Sử dụng cọc dẫn (cọc lói - ống lói) bằng thép để ép cọc đến cao độ và lực ép yêu cầu.
Bước 3: Di chuyển sang cọc tiếp theo
- Di chuyển máy ép sang cọc tiếp theo.
- Lặp lại bước 1 đến 3
Các lưu ý trong công tác ép cọc bê tông bằng Robot
- Công nhân vận hành máy ép thực hiện ép cọc theo từng chu trình hoạt động của các piston gắn trên dàn ép.
- Một cán bộ kỹ thuật được bố trí để ghi lại số liệu đồng hồ áp lực trên máy ép sau mỗi chu trình ép cọc vào lý lịch ép cọc
- Trong suốt quá trình ép cọc, độ thẳng đứng của cọc phải được kiểm tra liên tục theo 2 phương bằng nivo cho đến khi kết thúc tim cọc. Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1% so với phương thẳng đứng.
- Tải trọng đầu cọc được tính dựa vào phương trình qui đổi giữa đồng hồ áp lực và tải trọng ép.
- Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.
- Ghi chép lý lịch cọc ép theo từng mét chiều dài cọc cho đến khi kết thúc ép.
Khi nào việc ép cọc bê tông bằng Robot không hiệu quả
Như đã đề cập ở trên ở những công trình có khối lượng lớn thì việc ép cọc bê tông bằng Robot là rất hiệu quả. Tuy nhiên với các công trình có khối lượng công việc nhỏ, mặt bằng không lớn thì việc ép cọc bê tông bằng Robot mặc dù là một phương án chất lượng nhưng chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy để giải quyết các vấn đề này việc ép cọc bê tông bằng máy tải được là giải pháp tối ưu hơn trong các trường hợp ấy. Để tìm hiểu ép cọc bê tông bằng tải các bạn vui lòng tìm hiểu mục ép cọc bê tông bằng tải.
Comments are closed.